Viết bài quảng cáo sản phẩm... không phải lúc nào cũng đầy "hứng thú"
Không như những bài viết đầy cảm xúc sau một chuyến đi đầy thú vị hay bài viết về sự "bực bội" khi gặp chuyện không vui.
Viết bài quảng cáo sản phẩm không cho phép có quá nhiều cảm xúc mang tính cá nhân "tự nhiên mà không tiết chế không kiểm duyệt".
Hãy thử tưởng tượng bạn là người viết bài về sản phẩm bánh kem mà bản thân "ghét cay ghét đắng" đồ ngọt.... hoặc như nói về việc tận hưởng kỳ nghỉ hè thú vị ở Phan Thiết mà bản thân "sợ nắng, sợ nóng đến tận cổ".
Sản phẩm không chiều theo ý người viết người viết chuyên nghiệp không kén sản phẩm, nếu đó là sản phẩm tốt và cảm nhận của người viết bài quảng cáo sản phẩm phải là "thấu hiểu được nguyện vọng của đối tượng khách hàng có nhu cầu thực sự về sản phẩm này".
Trong tâm trí của người viết bài QC sản phẩm lúc này không còn là "cảm nhận mang tính cá nhân nữa" mà phải thay "sản phẩm" nói cho khách hàng những ưu điểm và lợi ích mà nó đem đến cho người dùng" và phải "kết nối được những người có nhu cầu thực sự và tạo ra nhu cầu và mong muốn sở hữu sản phẩm cho cả những người chưa có nhu cầu".
Việc "hiểu được sản phẩm và đối tượng khách hàng của sản phẩm như họ cần gì, họ không thích điểm nào của sản phẩm..." là công việc chính của người viết bài quảng cáo Sp mà từ đó "chọn cách viết và sử dụng ngôn từ" cho phù hợp.
Việc "bạn không hứng thú với sản phẩm" mà phải "viết quảng cáo sản phẩm" cũng như việc "bạn không thích kem nhưng bạn bè đồng nghiệp, người thân lại mê tít món này" vậy nên "là người không mê kem là "dân viết bài QC kem" bạn cần viết bài quảng cáo sản phẩm kem từ góc độ những người thích ăn kem" mới mong "người đọc trở thành khách hàng của sản phẩm này".
Ivietpr.com Blog Cá Nhân, Nền Tảng Blogger, Giao Diện Fletro : Xây dựng và phát triển nội dung, theo số liệu phân tích trên cấu trúc content của nhật ký trực tuyến digitalnomad.vn [ Blog Chạy Thử Nghiệm Đa Cấu Trúc ]